Lạp xưởng gác bếp nổi tiếng vùng cao
Lạp xường gác bếp, đặc sản của Hà Giang có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu,
Với các du khách miền xuôi, việc thưởng thức những món ăn nhanh như lạp xưởng đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, lạp xưởng mang đạm phong cách Trung Hoa ấy sẽ không thể sánh bằng một thứ đặc sản của vùng cao, lạp xưởng gác bếp.
Món ăn ngon của Hà Giang đã trở thành một phần không thể thiếu của chuyến đi chu du miền Tây Bắc của nhiều du khách. Và món ăn đặc sản mà nhiều người lựa chọn mang về là món ăn có hương vị mới lại và độc đáo của Hà Giang, lạp xưởng với công thức chế biến và bảo quản rất “miền núi” sẽ giúp bạn và gia đình có một bữa cơm ngon hơn.
Ai tới Hà Giang, đi thăm các làng bản vùng cao nơi đây, sẽ cảm thấy cực kì ấn tượng với một con vật khá gần giũ với ngôi nhà dân tộc thiều số Tây Băc, lượn cắp nách.
Mỗi dịp tết đến, đã thành lệ, cứ đến khoảng 27, 28 tháng Chạp, người dân khắp các bản làng lại nô nức rủ nhau mổ lợn. Cứ hai, ba nhà chung nhau đụng một con. Thịt để làm nhân bánh chưng, làm các món kho, nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày tết. Và bao giờ người ta cũng dành ra một ít lòng non, một phần thịt để làm lấy một vài cân lạp xường.
Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.
Để tạo ra lạp xưởng thành phẩm, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp từ sơ chế, chế biến tới bảo quản.
Công việc phức tạp nhất là nhồi lạp xường. Với một chiếc phễu và một chiếc đũa, từ từ dồn thịt vào cho đầy phần lòng non đã chuẩn bị. Để dễ làm, cứ nhồi được chừng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc. Thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để lạp xường khỏi nứt. Nhồi xong thì đem lạp xường đi phơi nắng cho khô dần. Hoặc đem hong trên gác bếp. Hơi ấm của bếp lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc. Lạp xường được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn. Ngày 27, 28 làm lạp xường thì khoảng mồng 2, mồng 3 tết là ăn được.
Lạp xường khi đã khô thì để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau đó mới thái lát, khi ăn chấm với mắm gừng. Hoặc thái lạp xường thành các khoanh dầy vừa phải, chờ cho mỡ trong chảo thật nóng già thì cho lạp xường vào, đảo lên, rưới thêm ít nước mắm, rắc thêm chút hành tươi. Đĩa lạp xường thơm phức, mới trông đã thấy thèm. Cho nên ngày tết, dù có bao món ngon, lạp xường vẫn là món được mọi người đụng đũa nhiều hơn cả.
Món lạp xưởng gác bếp này có vị mằn mặn vì để bảo quản nên được nêm nhiều muối. Tuy thế, nếu bạn chịu khó ăn từng chút một sẽ thấy một vị bùi bùi. ngòn ngọt của thịt ngon chính hiệu trong từng miếng lạp xưởng.
lạp xưởng
Lạp xưởng gác bếp thành phẩm là món ăn được đồng bào dân tộc và cách du khách yêu thích.
Cùng với món trâu khô hay thịt trâu gác bếp, bữa cơm của người dân tộc trên vùng cao Tây Bắc luôn được đảm bảo dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Và trong những bữa ăn hằng ngày, món ăn này vẫn thực sự được ưu chuộng.
Lạp xường gác bếp, đặc sản của Hà Giang có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.
Đó cũng là lý do tai sao, món ăn này trở thành một phần không thể thiếu trong hành lý khi ra về của các du khách khi tới Hà Giang. Món ăn độc đáo, bổ dưỡng và đặc biệt này sẽ là dấu ấn không thể quên trong lòng du khách gần xa khi tới Tây Bắc này.
Leave a Reply