Đặc sản mía Triệu Tường nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng

Ngày xưa khi nước ta còn trong chế độ phong kiến vào mùa thu hoạch mía, người dân Triệu Tường phải tìm chọn

Chuyện về mía và cam này có nhiều điều kỳ thú, nhiều giai thoại văn hóa và lịch sử khá độc đáo. Xin nói đôi nét về giống mía đặc sản này. Triệu Tường túc vùng đất Giá Miêu – Yên Vỹ nay thuộc xã Hà Long huyện Hà Trung Thanh Hóa. Nơi đây vốn là vùng đất được phong của tướng quân Nguyễn Lý, một trong những vị anh hùng khai quốc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (đầu thế kỷ 15) là đất quê gốc của dòng vua nhà Nguyễn mà cũng là đất khởi nghiệp của tổ tiên nhiều danh nhân đất nước như Nguyễn Trãi, Tống Duy Tân, Nguyễn Đình Chiểu và đất quê ngoại của vua Lê Hiến Tông (1461-1504).
Khu vực phía Nam dãy núi Răng Cưa – Tam Điệp, từ phía Tây kéo suốt sang phía Đông có nhiều đồi đất ba dan, đã giàu khoáng chất lại thêm những chất vi lượng nào đó nên có nhiều loại mía ngon. Mía “đường Trèo” Ba Dội, “đường Trèo” phổ Cát và cả “đường Trèo” eo ủn tận phía Nga Sơn nữa. Nhưng đích thực “mía tiến” nổi tiếng nhất là cây mía đặc sản mọc trên hai quả đồi đất đỏ ở Yến Vỹ – Triệu Tường. Đó là đồi Bạng và đồi Ông Phụ. Tất cả chỉ có hơn 11 mẫu đất Trung Bộ bằng 5,7 hecta. Cũng giống mía ấy nhưng trồng sang đất khác, cho dù gần đó, chất mía không còn như trước. Ngược lại cây tạp như loại mía Gia-va cho công nghiệp đường chẳng hạn, đem trồng lên hai quả đồi này dù nó không còn được những đặc điểm như cây mía tiến nhưng cũng có vị ngọt và thơm hơn nguyên giống.

Lóng mía mềm mà da mía cũng mềm, dùng tay cũng bẻ được thành từng khẩu ngắn chứ không cứ phải tiện bằng dao. Người già vẫn có thể ăn được mía tiến cho dù răng yếu hoặc không còn đủ răng. Mía đã ngọt mà bã lại rất ít lúc nhả ra chỉ còn chút ít nhưng lập tức nó lại xoè bung ra trông như bông hoa nở tung bất ngờ mà màu bã lại trắng. Con voi nào được ăn , chắc ai có “theo voi” cũng chẳng hy vọng gì được “ăn bã mía” bởi nó sẽ nuốt hết đâu muốn nhả ra như người.

Những nhà sản xuất hương nén rất quí thứ bã mía tiến nên thường tới các lò mật xin mua hết bã sau khi đã ép mật mà không cho dùng làm chất đốt. Bã mía trở thành sản phẩm hàng hóa được sử dụng làm nguyên liệu làm hương dễ bén dễ cháy còn tốt hơn cả mùn cưa. Nén hương cháy hết để lại tàn cho trắng ngà và uốn cong veo không lụi rất hợp ý ai mê tín.

Một ít đoạn mía tiễn thái mỏng phơi khô và sao lên cùng với bã mía ấy tán ra thành bột mịn, trộn thêm vào hương liệu khác để làm ra loại hương vòng đặc biệt cháy rất đượm, âm ỉ nhiều ngày không tắt, mùi thơm ngan ngát, nhà chùa nói là mùi thơm “ngọt”, người đi lễ bái thì nói là thanh tao trong sạch.

Cây mía tiến Triệu Tường – Yến Vỹ chỉ cao khoảng 1,5 mét. Vỏ mía có màu vàng chanh trông như giống trúc, cây không to lắm nhưng gốc và ngọn lớn bằng nhau, mềm như nhau, ngọt bằng nhau và đặc biệt là dóng dài. Lá mía mỏng và không tự bong bẹ và rơi rụng như các loại mía khác. Lá mía cũng là một vị thuốc, dùng xông cảm cúm rất tốt.

Muốn ép lấy mật cây mía ấy, sau khi chặt phải để độ ba ngày mới đủ độ dai, khỏi bị che mía nghiền vụn luôn thành bột do đó thấy đặc tính của giống mía này cực giòn dễ ăn, trẻ con cũng nhai được như người lớn, người già cũng nhai ngon như người trẻ. Mật mía tiến óng vàng như mật ong sóng sánh, để lâu không bao giờ trở chua nên không chỉ để nấu chè mà còn dùng làm thuốc quí, chữa khỏi nhiều bệnh. Mùa hè đi bộ đường xa, chỉ cần ăn một tấm đã thấy dễ chịu đỡ khát và chống say nắng cũng giống như loại mía tím Hoà Bình. Hình như chỉ có hai giống mía này có tác dụng chữa chạy cho ai bị nôn nao khó ở. Chẳng may cảm sốt chỉ cần nhai nửa dóng hay ép ra lấy nước uống là đã thấy người nhẹ nhõm dễ chịu ngay. Chính vì vậy mà mía tiến còn được gọi là “mía thuốc”.

Ngày xưa khi nước ta còn trong chế độ phong kiến vào mùa thu hoạch mía, người dân Triệu Tường phải tìm chọn những cây mía ngon nhất, cây cao, mình mập, dóng dài, thẳng tấp không có vết sâu đục bứng nguyên cả cụm đem vùi gốc vào thùng gỗ có cát và đất ẩm. Sau đó phải xem ngày lành tháng tốt đốt hương trầm khấn vái rồi mới chọn trai làng sạch sẽ khôi ngô, có chức sắc, khăn đóng áo thụng, trịnh trọng “rước” mía vào tận triều đình Huế để tiến vào cung vua với điều kiện khóm mía vẫn còn xanh tốt, tươi nguyên y như đang sống trong vườn mía vì thế mà phải khẩn cấp đi ngày đi đêm cho kịp mà lá mía vẫn mở màng, da mía vẫn sáng trong không hề thấy dấu hiệu khô héo – vua vẫn cảm thấy ngọt ngọt như được “ngự” tại chính nơi trồng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *